Thủ tục ủy quyền về quyền sử dụng đất

Giải quyết nhanh mọi "bức xúc" về nhà đất

Trả lời có tính chất tham khảo

* Về hình thức ủy quyền: Theo quy định tại Điều 115 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định thì người sử dụng đất được ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật về dân sự. Việc ủy quyền cho người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất này phải bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực (chứng thực tại nơi chưa có tổ chức công chứng).

Tùy từng trường hợp mà bạn có thể lập Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền. Điều 18 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng quy định về các trường hợp phải lập thành hợp đồng ủy quyền gồm: ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.

* Thẩm quyền: Bạn có thể yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền ở bất kỳ tổ chức công chứng nào.

* Hồ sơ yêu cầu công chứng:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

* Thủ tục:

– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

* Chi phí: Khi yêu cầu công chứng, bạn phải nộp phí công chứng (theo Điều 56 Luật Công chứng và quy định tại Thông tư số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của Bộ tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng, mức thu là 40.000 đ) và thù lao công chứng, chi phí khác (theo Điều 57 Luật Công chứng: thù lao khi thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp và các việc khác liên quan đến việc công chứng …, mức thu do tổ chức hành nghề công chứng quy định công khai).

Lưu ý:

– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

– Điều kiện về người được ủy quyền: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện (theo Khoản 2 Điều 143 Bộ luật Dân sự).

HOTLINE : Mr Hiệu - 0902.554.006


Có thể bạn chưa xem