Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở không công chứng

Giải quyết nhanh mọi "bức xúc" về nhà đất

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở không công chứng. Hậu quả hợp đồng mua bán nhà ở không công chứng khi xảy ra tranh chấp.

Giải quyết trường hợp các bên xảy ra tranh chấp khi hợp đồng không được công chứng. Hậu quả hợp đồng mua bán nhà ở không công chứng.

Theo căn cứ tại Điều 450 Bộ Luật dân sự 2005 về Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở có quy định:

Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo căn cứ tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 về Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở quy định:

Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Như vậy, Pháp luật quy định hợp đồng mua bán nhà ở bắt buộc phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

Khi mua bán nhà nhất thiết phải tới văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công chứng để được công chứng, chứng thực, không thể mua bán theo kiểu “giấy tay” hoặc lập hợp đồng nhưng không công chứng, chứng thực.

Tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

Do vậy, khi việc mua bán không được công chứng, chứng thực là không đúng quy định về hình thức giao dịch mua bán. Nếu có tranh chấp xảy ra giữa các bên mua bán thì giao dịch này có thể bị xác định là giao dịch vô hiệu.

Khi hợp đồng mua bán nhà ở không được công chứng, chứng thực được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu sẽ xảy ra hậu quả pháp lý theo quy định tại Điều 137, Bộ Luật dân sự 2005:

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Từ các quy định trên, khi hợp đồng mua bán nhà ở không có công chứng, chứng thực mà xảy ra tranh chấp, thì các bên cần cố gắng thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp đó theo quy định.

Ngoài ra, các bên có thể khởi kiện lên Tòa án để được giải quyết theo trình tự tố tụng. Tuy nhiên, do việc khởi kiện và tham gia tố tụng tốn nhiều thời gian, chi phí nên các bên chỉ tiến hành khởi kiện trong trường hợp đã thương lượng nhiều lần nhưng không đạt kết quả.

HOTLINE : Mr Hiệu - 0902.554.006


Có thể bạn chưa xem