Cách phân biệt “sổ hồng” thật và giả

Giải quyết nhanh mọi "bức xúc" về nhà đất

     (NhadatALO) – Ngày nay, ngành công nghệ thông tin càng phát triển đồng nghĩa với việc trình độ “giả mạo” giấy tờ càng trở nên tinh vi hơn. Đặc biệt, “sổ hồng” (Giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) giả đã khiến không biết bao nhiêu người phải “ngậm đắng nuốt cay” và rơi vào tình trạng hết sức “bi đát”. Đó cũng một phần là do người bị hại không tìm hiểu thông tin và kiểm tra các giấy tờ này kỹ khi đi mua đất hay nhà.

     Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để giúp cho các bạn có thể phân biệt được “sổ hồng” thật và giả nhằm bảo đảm giao dịch bất động sản được an toàn và hiệu quả :

     Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”), “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử  dụng đất ở” (“sổ hồng”) đã không còn sử dụng để cấp cho người dân trước thời điểm ngày 19/10/2009 thì khó có thể giả mạo được vì các loại giấy tờ này thường hơi cũ. Nếu các loại giấy tờ này giả mạo thì rất dễ nhận diện được bằng mắt thường.

     Đối với Giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (cũng được gọi là “sổ hồng”) được cấp  sau thời điểm ngày 19/10/2009, dễ bị giả mạo và khó nhận diện được bằng mắt thường vì loại giấy chứng nhận này thường được làm trên phôi thật và in vối công nghệ hiện đại.

     Theo một công chứng viên cho biết : “Để nhận diện được giấy tờ giả mạo này phải so sánh con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền cấp sổ vì chữ ký trên “sổ hồng” giả không sắc nét và không có vết hằn ở lực tỳ ấn khi ký. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý màu sắc, họa tiết trên nền giấy chứng nhận. Họa tiết trống đồng trên phôi “sổ hồng” thật được in nổi và đường nét hoa văn sắc sảo hơn”. Đối với “sổ hồng” giả, nếu bạn tinh ý, khi sờ tay lên phần họa tiết hoa văn trống đồng bạn sẽ không thấy phần in nổi mà chỉ có hình ảnh.

     Bạn nên cảnh giác với “sổ hồng” được ép plastic vì nó có vẻ được “giữ  gìn cẩn thận” nhưng lại dễ được làm giả bằng cách sử dụng mày scan để “quét” lại sổ thật rồi in màu. Để cho hai mặt sổ trùng nhau rất khó, nên các loại giấy tờ này thường được in từng mặt rồi dán lại. Do đó, phải ép plastic để tránh bị phát hiện.

    Để hạn chế nạn lừa đảo, khi cá nhân hay cơ quan mất các giấy tờ này cần thông báo ngay cho phòng công chứng hoặc văn phòng nhà đất được biết.

    Bạn nên hết sức thận trọng khi giao “sổ đỏ”, “sổ hồng” cho người khác. Nếu cần thế chấp sổ để vay tiền hay làm dịch vụ giấy tờ nhà đất , bạn nên chọn những công ty đáng tin cậy, có uy tín tránh trường hợp bị lợi dụng để chiếm đoạt tài sản và lừa đảo. Còn người mua nhà đất nên tìm hiểu kỹ thông tin các loại giấy tờ này và thẩm định lại tính “thật”, “giả” của “sổ đỏ”, “sổ hồng” trước khi giao dịch.

Thực hiện : NhadatALO

 

HOTLINE : Mr Hiệu - 0902.554.006


Có thể bạn chưa xem